Những điều cần biết về Hà Nội

1. Khí hậu

Hà Nội có khí hậu nóng ẩm giống như hầu hết các vùng ở Việt Nam. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Do chênh lệch nhiệt độ lớn, sinh viên khi sinh hoạt ở Hà Nội cần chuẩn bị cả đồ ấm cho mùa đông và thiết bị làm mát (quạt) cho mùa hè.
 
2.Danh thắng, địa điểm giải trí, mua sắm
Đến với Hà Nội là đến với rất nhiều những địa điểm thu hút khách du lịch – từ những người thích những nét cổ kính truyền thống tới các bạn trẻ muốn sống trong không khí hiện đại của một thành phố đang phát triển từng ngày, từng giờ.
Danh thắng:
Phố cổ Hà Nội hay còn gọi là khu 36 phố phường xưa, dù theo nǎm tháng thời gian, khu phố cổ này không còn nguyên vẹn nữa, nơi đây vẫn còn lưu giữ lại những nét kiến trúc và văn hóa độc đáo của người Hà Nội xưa.
Hồ Gươm – trái tim của Hà Nội, với cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Rùa vốn đã đi vào truyền thuyết với sự tích trả gươm của vua Lê Thái Tổ. Ngày nay ngôi đền thờ thần Vǎn Xương và vị anh hùng phá quân Nguyên nǎm 1864, Trần Hưng Đạo.
                   
Văn Miếu Quốc Tử Giám: Đây là điểm di tích lịch sử – vǎn hoá đặc biệt quan trọng, là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam và là nơi lưu giữ 82 bia đá ghi tên 1306 người đỗ tiến sĩ từ nǎm 1442 đến 1779
Hồ Tây: một trong những hồ lớn nhất của Hà Nội, nằm ngay đối diện hồ Trúc Bạch. Đền Quán Thánh được toạ lạc bên bờ Hồ Tây, trong một khuân viên đẹp đẽ, rộng lớn, trang nghiêm gần ngay cửa Bắc Kinh Thành. Đây là di tích của một trong những (Thǎng Long tứ trấn) ngày xưa. Đến thǎm Đền, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng bằng đồng đen cao 3,2m, nặng 4 tấn là bức tượng đồng đen lớn nhất còn lại tới nay.
Chùa Trấn Quốc, một trong những ngôi chùa cổ nhất Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 với kiến trúc độc đáo. Có lẽ chùa được xây dựng trên một khu lâu đài cổ xưa của Hoàng cung để thưởng ngoạn vào mùa hè. Vì thế chùa có được không khí tĩnh lặng thoáng mát.
Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác Hồ, Phủ Chủ Tịch, Nhà sàn của Bác, nơi Người sống và làm việc trong suốt thời gian dài từ những nǎm 1945 đến nǎm 1969. Và đặc biệt là Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi du khách sẽ được tìm hiểu về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của vị cha già của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Chùa Một Cột: Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội, ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Làng gốm Bát Tràng nằm cách trường ĐHNN – ĐHQGHN khoảng 20km (có thể đi xe bus) là địa điểm du lịch hấp dẫn với sinh viên. Tại đây, sinh viên có thể tham quan khu làng cổ, mua đồ gốm trang trí và đặc biệt là tự tay làm đồ gốm.
 
Địa điểm giải trí:
Các công viên: Thủ Lệ (phố Kim Mã), Bách Thảo (Phố Phan Đình Phùng), Thống Nhất (Phố Lê Duẩn), Nghĩa Đô (Phố Tô Hiệu), vv.
Các bảo tàng: Dân tộc học (Phố Nguyễn Văn Huyên), Lịch sử (phố Phạm Ngũ Lão), Hồ Chí Minh (cạnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh), Cách Mạng (Phố Tôn Đản), Mỹ thuật (Nguyễn Thái Học), vv.
Các rạp chiếu phim: Trung tâm Chiếu phim Quốc Gia (phố Láng Hạ), Ngọc Khánh (phố Kim Mã – đối diện công viên Thủ Lệ), MegaStar (phố Bà Triệu, trong tháp Vincom), Sinh Viên (Hồ Thiền Quang), vv.
Địa điểm mua sắm, siêu thị:
Siêu thị Big C (đường Trần Duy Hưng)
Siêu thị Metro Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng)
Siêu thị Mê Linh plaza (Đường cao tốc nối Hà Nội – Nội Bài)
Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (phố Tràng Tiền)
Trung tâm thương mại – giải trí Vincom (phố Bà Triệu)
Thuyết minh: Bảo tàng dân tộc học (cách trường chỉ 10 phút đi xe máy) giúp sinh viên tìm hiểu văn hóa các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam đồng thời tận hưởng một không gian xanh mát.
 
3. Giao thông:
Hiện tại, phương tiện đi lại của người dân Hà Nội là xe gắn máy (cá nhân) và xe buýt (công cộng).
Sinh viên khi theo học các trường đại học ở đây cũng có thể dùng xe đạp nếu không cần di chuyển cự ly quá xa (giá 1 chiếc xe đạp tùy loại cũ/mới dao động từ 200.000 đồng tới khoảng 2.000.000 đồng).
Xe buýt:
Hiện có 50 tuyến xe buýt đang hoạt động ở Hà Nội, hoạt động từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối, trung bình cứ khoảng 5 – 20 phút lại có một chuyến tùy thuộc vào tuyến đường. Giá vé xe buýt là 3000đ/người/lượt.
Taxi:
Một số hãng taxi lớn của Hà Nội: Mai Linh (38.26.26.26), Mỹ Đình (38.34.34.34),
Nội Bài (38.86.88.88)
Xe ôm:
Giá cả tùy theo thỏa thuận nhưng lưu ý phải mặc cả trước khi đi. Trung bình đi 10km mất khoảng 25.000 đến 30.000đ theo thời giá 2009.
Xe khách, tàu hỏa:
Bến xe Mỹ Đình – Đường Phạm Hùng, Cầu Giấy (04.3768.554904.3768.5549)
Bến xe Lương Yên – 3 Nguyễn Khoái, Hoàn Kiếm (04.3972.047704.3972.0477)
Bến xe Giáp Bát – 6 Giải Phóng, 04.3864 146704.3864 1467 (Tuyến xe khách đi Miền Nam)
Bến xe Gia Lâm – đường Nguyễn Văn Cừ 04.3827 152904.3827 1529 (Tuyến xe khách đi phía bắc)
Ga Hà Nội – Phố Lê Duẩn (04-3942394904-39423949).
Sân bay:
Hà Nội có 1 cảng hàng không dân dụng phục vụ bay nội địa và quốc tế là Nội Bài. Hành khách có thể đi xe buýt (tuyến 07, giá vé 3.000đ) hoặc taxi của sân bay (35.000đ) hoặc taxi thông thường hay xe ôm để đi từ sân bay vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Trả lời